Máy chủ là gì? Những điều cần biết về máy chủ Server
Server (Máy chủ) là một thuật ngữ khá quen thuộc với doanh nghiệp. Khi quản trị website hoặc lưu trữ cơ sở dữ liệu. Vậy thực sự máy chủ là gì? Và chúng ta cần biết điều gì về máy chủ khi vận hành doanh nghiệp?
Nắm rõ về máy chủ và cách hoạt động của nó là điều doanh nghiệp nên làm. Vậy chúng ta cần biết những điều gì về máy chủ? Hãy cùng matbao.one tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Những điều cần biết về máy chủ Server
1.1 Máy chủ (Server) là gì?
Máy chủ (Server) là một hệ thống bao gồm phần cứng máy tính. Và phần mềm thích hợp với IP tĩnh. Có kết nối Internet nhằm mục đích cung cấp dịch vụ mạng. Có thể nói, máy chủ có thể được đặt tại một máy tính chuyên dụng. Hoặc nhiều máy tính để làm máy chủ lưu trữ.
>>> Xem ngay: Chỗ đặt máy chủ
Với các cài đặt được cài đặt trên máy chủ. Server có khả năng phục vụ cho các máy tính khác truy cập vào. Để yêu cầu cung cấp các dịch vụ về lưu trữ và xử lý dữ liệu qua mạng máy tính hoặc một môi trường Internet xác định.
1.2 Mô hình máy chủ server có những loại nào?
Thông thường, mô hình là Client-Server là phương thức hoạt động thường thấy nhất (dùng trong dịch vụ email hoặc website). Theo đó, Server là chương trình máy tính cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác. Gọi là các Client (khách hàng). Nghĩa là lúc này, máy chủ thay mặt khách hàng thực hiện các nhiệm vụ của họ.
Tất cả các loại dịch vụ trên Internet bao gồm nhưng không giới hạn như website, ứng dụng, trò chơi. Khi triển khai và vận hành đều cần phải có ít nhất một máy chủ để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Vì vậy, một số máy chủ điển hình là:
- Máy chủ cơ sở dữ liệu (database server)
- Máy chủ tập tin (file server)
- Máy chủ mail (mail server)
- Máy chủ in (print server)
- Máy chủ web (web server)
- Máy chủ game (game server)
- Máy chủ ứng dụng (application server)
- Hoặc một số loại khác của máy chủ.
Ví dụ: một doanh nghiệp vận hành với 10 máy tính, mỗi khi có nhu cầu in ấn tài liệu. Các máy tính này phải độc lập kết nối trực tiếp với máy in. Để thực hiện thông qua cài đặt driver hoặc kết nối qua dây cáp. Để việc thao tác được đơn giản hóa và hệ thống hóa, lựa chọn sử dụng máy chủ là một phương án vô cùng hữu ích. Lúc này, để xử lý vấn đề trên, doanh nghiệp chỉ cần kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ. Thì các máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.
2. Phân loại máy chủ
Hiện nay, phổ biến nhất là 3 loại máy chủ phân biệt dựa trên cơ chế hoạt động của máy chủ như sau:
2.1 Máy chủ riêng (Dedicated) là gì?
Đây là loại máy chủ vận hành trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. (do đó nó còn có tên gọi khác là máy chủ vật lý) Gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, …
Chính vì đặc điểm cấu tạo này mà khi có nhu cầu điều chỉnh hoặc nâng cấp cấu hình trong lúc sử dụng. Máy chủ vật lý thường đòi hỏi người thực hiện phải là chuyên gia trong lĩnh vực máy chủ và phần cứng. Để đảm bảo có đủ kiến thức về các loại linh kiện đi kèm máy chủ như mô tả nêu trên.
2.2 Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là gì?
Với phương pháp bóc tách bằng công nghệ ảo hóa. Máy chủ áo là một phần của máy chủ vật lý. Mỗi một máy chủ riêng có thể tách ra nhiều máy chủ ảo với các chức năng tương tự như máy chủ vật lý chính. Tuy nhiên các máy chủ ảo sẽ cùng chia sẻ nguồn tài nguyên từ máy chủ riêng gốc này.
2.3 Máy chủ đám mây (Cloud Server) là gì?
Như tên gọi của mình, máy chủ đám mây được tạo nên dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Đồng thời, máy chủ này còn được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau trên cùng với hệ thống lưu trữ SAN.
Hiện nay, Cloud Server được áp dụng rất nhiều trong công nghệ lưu trữ đám mây. Đặc biệt, giúp các doanh nghiệp cũng như người dùng phổ thông lưu trữ dữ liệu dễ dàng, thuận tiện. Giá thành và chi phí cũng rất rẻ. Giúp cho việc trao đổi thông tin ngày càng phát triển hơn.
3. Vai trò của máy chủ là gì?
Lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi liên tục chuyển đến các máy trạm 24/7 cho người dùng hoặc một tổ chức thông qua mạng LAN, Internet là những vai trò của máy chủ. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, máy chủ được thiết kế để có thể hoạt động không ngừng nghỉ trong thời gian dài. Và chỉ tạm ngưng khi cần bảo trì nếu xảy ra sự cố.
Khi doanh nghiệp sử dụng máy chủ, họ thường tập trung vào các tính năng của máy chủ liên quan đến lưu trữ, quản lý dữ liệu và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống máy chủ. Thay vì phải tốn chi phí đầu tư nhỏ lẻ vào các máy trạm cá nhân khác.
Một vài ví dụ điển hình là sử dụng server để kiểm soát quyền truy cập mạng, hệ thống email và quản lý in ấn, lưu trữ dữ liệu dành cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, một số máy chủ dùng để phục vụ các nhiệm vụ chuyên biệt, thậm chí là làm web-server, web-admin cho hệ thống cụ thể của doanh nghiệp.
Còn đối với người dùng là cá nhân hoặc một số doanh nghiệp quy mô nhỏ. Máy chủ được dùng để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Chẳng hạn, những người xây dựng, thiết kế website thì họ phải thuê máy chủ hosting. Hoặc như khi kinh doanh tiệm net cũng đòi hỏi chủ tiệm phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.