CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRONG THỜI ĐẠI 4.0
Chiến lược phát triển thương hiệu để tăng độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng mỗi doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp cần chú trọng triển khai các chiến lược phát triển thương hiệu, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Xây dựng và phát triển thương hiệu thành công có thể nhận được sự chú ý của khách hàng tiềm năng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện này thì việc đó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Lợi ích của doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thương hiệu được coi là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Hơn thế, nó còn là biểu tượng đại diện cho doanh nghiệp. Thương hiệu là sự ảnh hưởng và danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, điển hình là:
- Giúp gia tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giúp tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó làm tăng tỷ lệ bán hàng thành công.
- Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
- Thu hút đầu tư dễ dàng kể cả trong nước và trên quốc tế.
4 chiến lược phát triển thương hiệu trong thời đại 4.0
Xây dựng và phát triển thương hiệu phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và cần có chiến lược phù hợp. Trong đó, để phát triển thương hiệu trong thời đại 4.0 thì 4 chiến lược sau đây là căn bản và quan trọng nhất.
Đầu tư bộ nhận diện thương hiệu
Đầu tư vào Logo và bộ nhận diện thương hiệu là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp.
Logo và bộ nhận diện thương hiệu có tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của thương hiệu. Logo thu hút và đẹp mắt không những gây ấn tượng với khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn tạo lòng tin cho thương hiệu nơi khách hàng. Khi thiết kế và sử dụng logo bạn cần nhớ:
- Logo nhất định phải thể hiện được đặc điểm nổi bật của thương hiệu, thông điệp truyền tải và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phối hợp các màu sắc, hình ảnh và đường nét hài hòa, thu hút khi thiết kế Logo.
- Logo được sử dụng để thiết kế Website, Banner quảng cáo, thiết kế bao bì, hình ảnh sản phẩm… của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là chiến lược phát triển thương hiệu quan trọng và mang lại giá trị lâu dài nhất cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định khách hàng có chọn bạn hay không. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, giúp duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, nếu hài lòng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp thì khách hàng có thể sẽ giới thiệu đến bạn bè của họ như một hình thức Marketing miễn phí.
Triển khai chiến dịch Marketing đa nền tảng
Triển khai chiến dịch Marketing đa nền tảng. Được coi là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Và quảng bá thương hiệu của mình. Một số giải pháp tiếp thị trực tuyến đa nền tảng. Được ưa chuộng hiện nay bao gồm: Facebook Marketing, SEO, Google Adwords, SMS Marketing Email Marketing…
Voice Brandname – Nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp
Sử dụng Voice Brandname là một trong những chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và hiệu quả.
Ngoài 3 chiến lược kể trên thì Voice Brandname (cuộc gọi định danh thương hiệu). Cũng là một giải pháp quan trọng không kém. Đây là chiến lược Marketing mới, giúp xây dựng thương hiệu, gia tăng tỷ lệ bắt máy thành công.
Nếu các cuộc gọi thông thường chỉ hiển thị số điện thoại đơn thuần. Thì hiển thị tên thương hiệu của doanh nghiệp mỗi khi khách hàng nhận điện thoại. Khách hàng sẽ không còn phải lo lắng hay cảm thấy phiền khi bị quấy rầy bởi các cuộc gọi lạ nữa. Thay vào đó, Voice Brandname sẽ giúp họ nhận diện được ai là người đang gọi đến. Và quyết định nghe máy hay không. Công cụ này không những giúp quảng bá, tạo niềm tin, nâng tầm giá trị thương hiệu. Mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng tính chuyên nghiệp trong mắt các khách hàng.
Có thể thấy, thương hiệu không chỉ là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp. Mà còn khẳng định uy tín, tạo được sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng những chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và hiệu quả.