PRIVATE CLOUD – PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM, MÔ HÌNH VÀ LỢI ÍCH
Private Cloud là gì? Những đặc điểm, lợi ích và những hạn chế của Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud là gì? Hãy cùng matbao.one tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Private Cloud hay còn gọi là máy chủ ảo dùng riêng
Private Cloud là gì?
Cloud Computing – Điện toán đám mây
Cloud Computing hay điện toán đám mây là gì?
Theo NIST (Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ) định nghĩa về Điện toán đám mây: Cloud Computing – Điện toán đám mây là mô hình mạng tiện ích có khả năng truy cập vào một “hồ” chia sẻ các tài nguyên điện toán như: Network, server, storage, các ứng dụng và dịch vụ và cung cấp nhanh chóng, giải phóng các tài nguyên mà không yêu cầu nhiều bước hay can thiệp từ các nhà cung cấp dịch vụ.
Điện toán đám mây (Cloud computing) có 5 đặc điểm sau
- Dịch vụ theo nhu cầu (On-demand self-service): Khách hàng có thể tự quản lý dịch vụ của mình mà không cần đến sự trợ giúp của các nhân viên IT hoặc nhà cung cấp Hosting.
- Khả năng truy cập mạng rộng khắp (Broad network access): Bất cứ thiết bị nào như điện thoại, laptop, desktop… đều có thể dễ dàng truy cập.
- Khu vực tài nguyên chung (Resource pooling): Các dịch vụ chạy trong Datacenter sử dụng cơ sở hạ tầng chia sẻ tài nguyên với nhiều khách hàng khác nhau.
- Co giãn nhanh chóng (Rapid elasticity or expansion): Là khả năng của dịch vụ cloud có thể được co giãn dễ dàng theo đúng nhu cầu. Các dịch vụ này phải được scale up và scale down theo đúng nhu cầu.
- Đo lường dịch vụ (Measured service): khả năng của dịch vụ cloud được tối ưu cho dung lượng sử dụng của khách hàng và sẽ được báo cáo thường xuyên.
3 mô hình dịch vụ được dùng để định nghĩa các dịch vụ cung cấp của Cloud
- Software as a Service (SaaS): Các software chạy trong Datacenter của nhà cung cấp và được quản lý bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ của mô hình Saas: Microsoft Office 365, các dịch vụ DDoS, Cloud Storage, Cloud Backup, Cloud PC,…
- Platform as a Service (PaaS): Một Server chạy trong Datacenter của nhà cung cấp và cũng được kiểm soát hoàn toàn bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, khách hàng vẫn được quản lý các ứng dụng chạy và thực hiện lưu trữ dữ liệu trên Server này. Window Azure, Cloud Server hay VPS của Mắt Bão One là ví dụ đặc trưng trong mô hình Paas.
- Infrastructure as a Service (IaaS): Server cũng chạy trong Datacenter của nhà cung cấp nhưng khác với các mô hình trên, khách hàng được hoàn toàn quản lý và kiểm soát. Tất cả mọi thứ chạy trên Server đều hoàn toàn thuộc trách nhiệm của khách hàng. Bao gồm: OS (bất kỳ hệ điều hành nào), các ứng dụng, data lưu trữ trên Server.
Theo NIST (Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ), có 4 mô hình triển khai cho Cloud
- Private Cloud: Đây là hạ tầng Cloud dành cho từng duy nhất một khách hàng. Một hệ thống Private Cloud được cài đặt ở Datacenter của khách hàng hoặc cài đặt tại Datacenter của nhà cung cấp dịch vụ. Hệ thống này được quản lý bởi nhà cung cấp hoặc khách hàng hoặc một bên thứ ba. Tuy nhiên, khách hàng sẽ chịu toàn bộ các chi phí cho giải pháp tại mọi thời điểm.
- Public Cloud: Đây là hạ tầng Cloud dùng cho tất cả mọi người mà không giới hạn đó là doanh nghiệp hay cá nhân. Public Cloud được dùng tương đối phổ biến và dễ dàng.
- Community Cloud: Đây là hạ tầng Cloud được chia sẻ cho nhiều người dùng hay nhiều tổ chức có cùng mục đích. Thực hiện quản lý Community Cloud có thể do một tổ chức hoặc bên thứ 3 .
- Hybrid Cloud: Đây là hạ tầng Cloud kết hợp lại của cả 3 mô hình nêu trên (Private Cloud, Public Cloud, Community Cloud).
Khái niệm Private Cloud là gì?
Máy chủ ảo dùng riêng cung cấp dịch vụ riêng tư và độ bảo mật cao hơn nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ.
Private Cloud hay máy chủ ảo dùng riêng là những dịch vụ được cung cấp thông qua mạng nội bộ riêng với người dùng trong mạng nội bộ, thay vì công khai hay Internet. Private Cloud không giống với Cloud Server (máy chủ ảo). Nó là một dạng của Cloud Computing (điện toán đám mây).
Private Cloud sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn nhiều lợi ích tương tự như Public Cloud có những đặc tính Self-service, có thể mở rộng và giãn nở một cách linh hoạt. Bởi vì, bạn chỉ cần tìm một chỗ đặt máy chủ thích hợp. Ngoài ra, Private Cloud còn đem đến sự hỗ trợ tùy chỉnh và kiểm soát các tài nguyên chuyên dùng trong cơ sở hạ tầng máy tính được lưu trữ tại chỗ. Máy chủ ảo dùng riêng cũng cung cấp dịch vụ riêng tư và độ bảo mật cao hơn nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ. Nhằm đảm bảo các dữ liệu quan trọng hay hoạt động riêng tư của doanh nghiệp không bị truy cập bởi nhà cung cấp bên thứ ba.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Private Cloud (máy chủ ảo dùng riêng) sẽ chịu trách nhiệm công tác quản lý.
Hybrid cloud là gì?
Hybrid Cloud là môi trường Cloud Computing giao thoa giữa những nền tảng Public và Private Cloud
Hybrid Cloud là một môi trường Cloud Computing (điện toán đám mây) giao thoa và kết hợp giữa những nền tảng Public Cloud và Private Cloud. Nó được xây dựng riêng cho một tổ chức được mang đến bởi 1 bên thứ ba và các dịch vụ Public Cloud.
Hybrid Cloud cho phép người dùng được chuyển đổi qua lại khối lượng công việc giữa Private Cloud và Public Cloud khi có các thay đổi về tính toán hay nhu cầu chi phí. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp linh hoạt và nhiều tùy chọn để triển khai dữ liệu hơn.
So sánh mô hình Private Cloud và Hybrid Cloud
Mô hình Private Cloud
Mô hình Private Cloud
Mô hình Private Cloud gồm có 2 loại dịch vụ đám mây là PaaS và IaaS.
- Platform as a Service (PaaS): Mô hình có nền tảng giống như một dịch vụ cho phép các doanh nghiệp cung cấp mọi thứ từ những ứng dụng đám mây đơn giản, cho đến các ứng dụng tinh vi và phức tạp của doanh nghiệp. Platform as a Service thường được đưa vào dùng để nhằm mục đích phát triển các phần mềm.
- Infrastructure as a Service (IaaS): Iaas là mô hình cơ sở hạ tầng được áp dụng giống như một dịch vụ. Mô hình cho phép các doanh nghiệp dùng tài nguyên cơ sở hạ tầng như kho lưu trữ, mạng hay máy móc như một dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một máy chủ và kho lưu trữ ảo, API cho phép người dùng upload lên máy ảo (VM). Người dùng sẽ được cung cấp dung lượng để thực hiện lưu trữ. Từ đó có thể bắt đầu hay ngừng truy cập, cấu hình máy ảo (VM) và bộ nhớ phù hợp theo mỗi người.
Mô hình Hybrid Cloud
Mô hình Hybrid Cloud
Muốn cài đặt một mô hình Hybrid Cloud bạn cần đáp ứng đủ những yếu tố sau:
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): ví dụ như Dịch vụ web của Microsoft Azure, Amazon hay Google Cloud Platform.
- Kiến trúc của Private Cloud được thiết lập tại chỗ hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Private Cloud.
- Cần một kết nối mạng diện rộng (WAN) đủ để đáp ứng giữa hai môi trường.
So sánh các ưu điểm, hạn chế của Private Cloud và Hybrid Cloud, Public Cloud
Các ưu điểm, hạn chế của Private Cloud
Public Cloud
Những ưu điểm mà giải pháp Public Cloud mang đến cho khách hàng doanh nghiệp gồm:
- Không yêu cầu khách hàng đầu tư triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (IT).
- Có tính linh hoạt, khả năng mở rộng cao, khả năng đáp ứng được những nhu cầu tải trọng công việc mà không đoán trước được.
- Làm giảm bớt sự phức tạp và yêu cầu về chuyên môn IT, bởi vì nhà cung cấp Cloud sẽ có trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng.
Public Cloud là lựa chọn phù hợp cho
- Nhu cầu tính toán có thể dự đoán trước được, ví dụ như các dịch vụ truyền thông cho số lượng người sử dụng cụ thể.
- Các dịch vụ và ứng dụng cần thiết để triển khai dịch vụ IT cũng như các hoạt động kinh doanh.
- Yêu cầu tài nguyên bổ sung nhằm giải quyết những nhu cầu khác nhau.
- Phát triển phần mềm và môi trường kiểm thử
Những hạn chế của Public Cloud
- Tổng chi phí sở hữu (CTO) có thể tăng theo cấp số nhân khi sử dụng quy mô lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
- Đây không phải là lựa chọn khả thi nhất khi khối lượng công việc của bộ phận IT có tính quan trọng, riêng tư, nhạy cảm và cần phải bảo mật cao.
- Tầm nhìn và kiểm soát về cơ sở hạ tầng IT thấp có thể không đủ để đáp ứng tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về vấn đề bảo mật.
Private Cloud
Lợi ích của Private Cloud
Đề cập đến giải pháp Cloud dành riêng cho một tổ chức. Tài nguyên trung tâm dữ liệu có thể được cài đặt tại chỗ hoặc được hoạt động bởi một bên thứ 3. Tài nguyên tính toán sẽ được phân tách và phân phối thông qua một mạng riêng tư an toàn (Secure private network) và không được chia sẻ cho những khách hàng khác. Máy chủ ảo dùng riêng (Private Cloud) có thể tùy chỉnh để ấp ứng nhu cầu bảo mật và kinh doanh của tổ chức.
Với tầm nhìn và kiểm soát cơ sở hạ tầng IT tốt hơn, doanh nghiệp có thể vận hành, tuân thủ khối lượng công việc IT mang tính nhạy cảm và quan trọng mà không ảnh hưởng đến các vấn đề về bảo mật cũng như hiệu suất mà trước đây chỉ có thể đạt được với những trung tâm dữ liệu chuyên dụng.
Lợi ích của Private Cloud đối với tổ chức kinh doanh
- Các môi trường bảo mật và chuyên dụng không thể bị truy cập bởi các tổ chức khác.
- Tuân thủ quy định nghiêm ngặt bởi vì tổ chức có thể chạy các giao thức, cấu hình, đo lường để tùy chỉnh tính an toàn dựa theo yêu cầu khối lượng công việc duy nhất.
- Khả năng mở rộng và hiệu quả cao nhằm đáp ứng nhu cầu công việc không đoán trước được, mà vẫn giữ nguyên hiệu suất và tính an ninh bảo mật.
- Linh hoạt để chuyển đổi cơ sở hạ tầng dựa trên nhu cầu kinh doanh của tổ chức và IT luôn thay đổi.
Private Cloud là lựa chọn phù hợp cho
- Những ngành công nghiệp có nhiều quy định chặt chẽ cao và các cơ quan chính phủ.
- Những công ty công nghệ yêu cầu kiểm soát và tính bảo mật cao mạnh mẽ đối với khối lượng công việc IT và cơ sở hạ tầng bên dưới.
- Những doanh nghiệp lớn yêu cầu các công nghệ trung tâm dữ liệu tiên tiến để giúp hoạt động hiệu quả và tiết kiệm được chi phí.
- Những tổ chức có thể có đủ khả năng để đầu tư vào các công nghệ mang tính khả dụng và hiệu suất cao.
Những hạn chế của Private Cloud
- Đây là giải pháp tốn kém với tổng chi phí sở hữu (CTO) cao hơn so với Public Cloud trong trường hợp sử dụng ngắn hạn.
- Người sử dụng di động có thể bị truy cập hạn chế tới Private Cloud khi xem xét những biện pháp bảo mật cao.
- Cơ sở hạ tầng IT có thể không đủ khả năng mở rộng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu không đoán trước được nếu trung tâm dữ liệu Cloud bị giới hạn ở những tài nguyên tính toán.
Hybrid Cloud
Những lợi ích mà Hybrid Cloud mang lại cho tổ chức kinh doanh
- Việc triển khai được dựa theo chính sách linh hoạt để phân phối tải trọng công việc thông qua cơ sở hạ tầng Private Cloud và Public Cloud, dựa trên những yêu cầu về hiệu suất, chi phí và security.
- Khả năng mở rộng Public Cloud có thể đạt được mà không làm lộ khối lượng công việc IT mang tính quan trọng, nhạy cảm trước những rủi ro bảo mật vốn có.
- Độ tin cậy cao bởi vì các dịch vụ được phân phối qua nhiều trung tâm dữ liệu Private và Public Cloud.
- Cải thiện được khả năng bảo mật khi khối lượng công việc IT mang tính quan trọng, nhạy cảm trên các tài nguyên chuyên dụng trong Máy chủ ảo dùng riêng (Private Cloud). Trong khi tải trọng công việc thường xuyên được trải đều trên cơ sở hạ tầng Public Cloud nhằm đánh đổi chi phí đầu tư.
Hybrid Cloud là giải pháp phù hợp cho
- Những tổ chức ngành nghề đối mặt với các yêu cầu về bảo mật, quy định, hiệu suất IT khác nhau.
- Tối ưu hóa việc đầu tư Cloud mà không làm ảnh hưởng đến giá trị các công nghệ Private và Public Cloud.
- Cải thiện khả năng bảo mật trên các giải pháp Cloud hiện có như SaaS, phải được phân phối qua mạng riêng an toàn.
- Chiến lược tiếp cận đầu tư Cloud để chuyển đổi và đánh đổi liên tục giữa những mô hình triển khai dịch vụ Cloud tốt nhất hiện có trên thị trường.
Những hạn chế của Hybrid Cloud
- Chi phí có thể sẽ cao hơn.
- Khả năng tích hợp và tương thích mạnh mẽ được yêu cầu giữa cơ sở hạ tầng Cloud trải dài trên các địa điểm khác nhau. Đây chính là một giới hạn đối với việc triển khai Public Cloud, trong đó có những tổ chức thiếu kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng.
- Sự phức tạp về cơ sở hạ tầng được giới thiệu khi các tổ chức điều hành và quản lý một kiến trúc kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud.
Kết luận
Mắt Bão One đơn vị cung cấp các dịch vụ Quản trị Private Cloud uy tín và chuyên nghiệp
Việc lựa chọn Private Cloud hay Hybrid Cloud, Public Cloud cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Để thực hiện triển khai một trong ba mô hình trên, các tổ chức/doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá hiệu quả, lợi ích, cơ sở hạ tầng một cách kỹ lưỡng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có thắc mắc và cần được hỗ trợ tư vấn thêm để đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp nhất, bạn có thể liên hệ ngay với Mắt Bão One. Mắt Bão One là đơn vị cung cấp các dịch vụ Quản trị Private Cloud uy tín và chuyên nghiệp. Doanh nghiệp của bạn sẽ hoàn toàn hài lòng, yên tâm khi sử dụng dịch vụ Quản trị Private Cloud của Mắt Bão One!