03 cái chết huyền thoại không được báo trước
Một khi đã lên đến đỉnh vinh quang chính là lúc Doanh nghiệp phải cẩn trọng nhất, vì cái chết có thể đến bất cứ lúc nào không kịp trở tay.
1. Cái chết của Nokia
Trước đây, khi nhắc đến điện thoại, 10 người thì sẽ phải có 7 – 8 người nhắc đến Nokia. Điều này là bởi, trong tâm tưởng của những 9x đời đầu và thế hệ 8x trở về trước, Nokia gần như đã trở thành một cái tên đại diện cho sự phát triển của ngành viễn thông, từ cái thời mà các nhà mạng Việt Nam chỉ vừa mới hình thành.
Sang đến những năm 2007, khi những thiết bị mới với tên gọi smartphone bắt đầu xuất hiện, đây cũng là dấu hiệu báo trước cho một kỉ nguyên lụi tàn của Nokia.
Nokia đã chọn cho mình một lối đi riêng khi một mình một ngựa phát triển hệ điều hành Symbian và sau đó là Meego để rồi phải chuốc lấy thất bại.
Sự kiện ra mắt iPhone của Steve Job kéo theo đó là việc tạo ra một định nghĩa hoàn toàn mới về smartphone đã thay đổi tất cả.
Theo ông Zilliacus, vấn đề lớn nhất của Nokia chính là không tự làm mới sản phẩm. Công ty đã quá kiêu ngạo và ngủ quên trên chiến thắng kéo dài hơn 10 năm
2. Yahoo – gã khổng lồ công nghệ gục ngã
Nhắc đến Yahoo là nhắc đến những ứng dụng dành cho giới trẻ như Yahoo Messenger, Yahoo Blog, Yahoo 360 hay Yahoo Pulse … Một thời Yahoo là công cụ giải trí hàng đầu dành cho các bạn trẻ 8x, 9x
Những năm đầu 2000, các phòng chat mọc lên như nấm để dành cho nhu cầu các bạn trẻ vào tán gẫu với khắp mọi nơi trên thế giới với hơn 600 triệu lượt truy cập mỗi ngày.
Yahoo! Messenger ra mắt đầu tiên vào ngày 9/3/1998 với tên gọi Yahoo! Pager, sau đó được chính thức đổi tên thành Yahoo! Messenger vào ngày 21/6/1999. Do vậy, tính đến thời hạn đóng cửa 17/7/2018, dịch vụ chat này có tuổi đời 20 năm, 4 tháng, 8 ngày.
Ngủ quên trên chiến thắng, quá xem nhẹ đối thủ là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của gã khổng lồ công nghệ một thời.
3. Cái chết của ngành taxi truyền thống
Hiện tại theo thống kê tại Việt Nam có tổng cộng 94 hãng taxi ( HN: 55 và HCM: 39 ) tuy nhiên hầu như mọi người chỉ biết tới 2 thương hiệu lớn nhất tới thời điểm hiện tại là VINASUN và MAI LINH.
Khi mà 2 ông lớn này vẫn luôn tươi cười khi nhìn doanh thu hàng tháng và quên mất thế sự xung quanh thì đó là lúc ứng dụng gọi xe công nghệ xuất hiện (Grab và Uber) và làm đảo lộn mọi thứ. Từ sự thuận tiện, chi phí rẻ, xe đẹp, cách phục vụ….hầu như ăn đứt taxi truyền thống.
Sự chủ quan và không áp dụng công nghệ chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại này.
Những cái gì thuộc về “truyền thống” sẽ tốt nếu như đó là 1 nét đẹp văn hoá nên gìn giữ, còn đã làm business thì khái niệm truyền thống sẽ dần bị thay thế mới công nghệ mới.
Vì vậy, “thay đổi hoặc chết” là câu nói hoàn toàn đúng.
Quay lại vấn đề doanh nghiệp của bạn có đang sử dụng hệ thống tổng đài truyền thống, hay đã sử dụng hệ thống tổng đài số. Đây là 1 cái chết đã được báo trước. Tuy nhiên sự lựa chọn vẫn là ở bạn.